[tintuc]

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại và lối sống sinh hoạt, bệnh gút (thống phong) được hình thành do tác động của môi trường và cách sinh hoạt hàng ngày, đang trở thành nỗi lo của rất nhiều người, vì thế việc hiểu biết về bệnh để sớm có biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

Mục lục {tocify} $title = {Mục lục}

Bệnh gút là gì

Gút là một dạng viêm khớp gây đau khớp và sưng khớp, những vết sưng thường kéo dài trong một hoặc hai tuần, sau đó biến mất. Vết sưng do bệnh gút thường bắt đầu ở ngón chân cái hoặc chi dưới.

Bệnh gút là gì

Bệnh gút xuất hiện khi nồng độ muối urat trong huyết thanh tích tụ trong cơ thể tăng cao. Khi điều này xảy ra, các tinh thể hình kim hình thành trong khớp và xung quanh khớp. Tình trạng này dẫn đến viêm và viêm khớp. Tuy nhiên, nhiều người có nồng độ muối urat trong huyết thanh cao lại không bị bệnh gút. 

Khi được chẩn đoán sớm, điều trị cũng như thay đổi lối sống, bệnh gút là một trong những dạng viêm khớp dễ kiểm soát nhất.

Những ai bị gout

Nhiều người bị bệnh gút: 

Bệnh thường gặp ở nam nhiều hơn ở nữ. 

Bệnh gút thường xuất hiện ở tuổi trung niên; nữ giới thường không bị bệnh gút trước tuổi mãn kinh.

Người trẻ tuổi hiếm khi bị bệnh; tuy nhiên, nếu bị bệnh, bệnh có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân bệnh gút

Bệnh gout xuất hiện khi muối urat, một chất trong cơ thể, tích tụ và hình thành các tinh thể hình kim trong khớp. Điều này dẫn đến: Đau. Sưng. Đỏ. 

Thay đổi trong cách quý vị cử động và sử dụng khớp bị ảnh hưởng.

Những yếu tố sau đây có thể khiến quý vị có khả năng mắc bệnh gút hơn: 

Nồng độ muối urat cao; tuy nhiên, không phải ai có nồng độ muối urat cao cũng đều bị bệnh gút. 

Tiền sử gia đình mắc bệnh gút. 

Lớn tuổi. 

Uống rượu. 

Ăn thực phẩm giàu purin (thường có nguồn gốc từ động vật), một chất phân hủy thành muối urat. 

Uống đồ uống có xi-rô ngô hàm lượng fructose cao, chẳng hạn như soda. 

Một số bệnh trạng, chẳng hạn như thừa cân hoặc béo phì, huyết áp cao và bệnh thận mãn tính. 

Một số loại thuốc.

Thực phẩm người bị bệnh gout không nên ăn

Người bị bệnh gút nên thực hiện chế độ ăn kiêng dưới đây thì với có thể giảm đau đớn.

Tham khảoCách hạ sốt cho trẻ sau tiêm vaccine

Hải sản 

Hải sản không tốt cho những bệnh nhân gút vì nó có chứa nhiều purine, purine được chuyển hóa thành axit uric trong máu. Nếu bạn không bị bệnh gút cũng không nên ăn quá nhiều hải sản, bác sĩ khuyên không nên ăn quá 4 - 6 bữa một tuần. 

Thịt 

Thịt ngỗng, thịt gà tây chứa hàm lượng purin cao nên người bệnh gút ăn càng ít thì càng tốt. Thay vào đó nên chọn thịt trắng như gà, vịt.

Đồ uống có gas hoặc nước trái cây công nghiệp 

Những bệnh nhân gút không nên uống những loại nước có siro bắp hoặc đường fructose, nước ngọt có gas và nước trái cây đóng chai công nghiệp. Những loại đồ uống này chứa nhiều chất làm ngọt nhân tạo, tăng axit uric. Những phụ nữ thường xuyên uống những loại trên cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút. 

Gan 

Gan, thận, lá lách nằm trong danh sách những thực phẩm cấm với bệnh nhân gút. Nói cách khác là tránh ăn thịt nội tạng của bò, cừu… Những loại thịt này không tốt cho sức khỏe của mọi người, đặc biệt là bệnh nhân gút. 

Rau 

Các loại rau có hàm lượng purin cao là cải bó xôi, súp lơ, măng tây, nấm… không có lợi cho người mắc bệnh gút.

Bia 

Đây là đồ uống được xem là “cấm” đối với bệnh nhân gút, do nó làm tăng hàm lượng acid uric và cản trở quá trình đào thải chất này ra khỏi cơ thể. 

Thức uống chứa đường 

Nước hoa quả, nước tăng lực… là đồ uống có lượng đường fructose cao và kích thích cơ thể sản xuất acid uric. Do đó, nguy cơ bạn bị gút hay cơn gút cấp tái phát cũng tăng lên.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong bệnh gout 

Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Hạn chế thức ăn chứa nhiều axít uric như: thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ. 

Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu. 

Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ. 

Tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối...).

Không uống: rượu, bia, cà phê, chè. 

Không ăn uống thực phẩm (rau quả) có vị chua vì làm tăng axít máu. 

Không ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp. 

Không ăn chế phẩm có cacao, chocolate.

Các thực phẩm nên ăn 

Uống đủ nước: 2-2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau. 

Sữa, rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai…) có thể sử dụng với tỉ lệ nhiều hơn bình thường một chút. 

Giảm lượng đạm trong khẩu phần: tổng lượng thịt hoặc cá… (đạm động vật, đậu đỗ khoảng 150 g/ngày.

Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. 

Cách tính các thực phẩm tương đương như sau

Lượng đạm trong 100 g thịt = 180 g đậu phụ = 70 g lạc hạt = 100 g cá = 100 g tôm. 

Thực đơn mẫu cho bệnh nhân bị gout cấp tính

Tổng năng lượng đưa vào: 1.600 kcal/ngày, cho người nặng 50 kg. 

Đạm (protein): 10% tổng năng lượng = 40 g = 160 kcal. 

Đường bột: 75% tổng năng lượng = 300 g = 1.200 kcal. 

Chất béo: 15% tổng năng lượng = 27g = 240 kcal. 

Rau quả ăn tùy ý (nhưng không ăn loại rau quả có vị chua - như cà muối). 

Thực đơn cho bệnh nhân gout mạn tính: như chế độ ăn thông thường nhưng cần lựa chọn thức ăn: hạn chế thức ăn nhiều purin, protein không quá 1 g/kg cân nặng. Như vậy, đạm động vật và đậu đỗ không nên quá 100 g/ngày.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn. Hãy để lại bình luận bên dưới. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh gút là gì? Thực phẩm người bị bệnh gout không nên ăn đối với sức khỏe trên nhé!

[/tintuc]

Đăng bởi Cronfy - 01/12/2021
Bệnh gút là gì? Thực phẩm người bị bệnh gout không nên ăn

Cronfy

Mình là Minh Anh. Người phụ trách biên tập các bài viết trên Cronfy. Cronfy là trang chuyên review sản phẩm Mẹ và bé, Sức khỏe và Làm đẹp. Cảm ơn bạn đã ghé thăm.